Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Người xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên trên đất Dak po

Hiện nay, trên đất Đak Pơ đã có rất nhiều hộ gia đình trồng nhãn lồng Hưng Yên chất lượng cao, giá bán cao, trong đó có hộ gia đình ông Nguyễn Quang Phúc, xã Phú An

Bài nên đọc:
Là người quê gốc ở Hưng Yên, năm 1995 ông Phúc cùng gia đình đi vào mảnh đất Đak Pơ khai hoang và phát triển kinh tế. Là người gốc quê nhãn nổi tiếng với những quả nhãn lồng ngon ngọt, hấp dẫn, hơn ai hết ông Phúc hiểu rất rõ những đặc điểm cũng như môi trường phát triển của loại cây này. Vì thế, ngoài việc trồng tiêu, điều, cà phê, ông Phúc đã quyết định canh tác thêm cây nhãn lồng Hưng Yên ở mảnh đất Đak Pơ đầy nắng

Ngay từ khi bước chan đến mảnh đất Đak Pơ, sau khi mua đất và khai hoang, ông Phúc có đi học hỏi và tìm hiểu phương thức canh tác của những hộ gia đình xung quanh. Qua tìm hiểu, ông Phúc nhận thấy rằng, thổ nhưỡng của vùng đất này thì không hề tốt cho cây nhãn phát triển. Vì thế, nhiều tháng liền, ông cùng vợ của mình đã dùng xe bò, xe cải tiến lấy đất, bùn từ các ao hồ xung quanh để tạo độ phì nhiêu cho đất. Sau 2 năm phát triển, những cây nhãn được trồng từ giống nhãn lồng ông mang từ Hưng Yên vào thì cho chất lượng khá tốt, cùi dày, hạt nhỏ và thơm ngon không khác gì loại nhãn được trồng ở Hưng Yên. Từ đó, ông cùng vợ của mình tiến hành ươm giống và mở rộng canh tác khu vườn nhà mình, diện tích trồng nhãn đã lên tới 1ha với khoảng 200 gốc nhãn, mang đến thu nhập ổn định hàng năn cho gia đình

----> Bấm vào đây để tìm hiểu về nguồn gốc của nhãn lồng Hưng Yên



Dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhãn, ông Phúc vui mừng chia sẻ: Muốn cho vườn nhãn xanh tốt và phát triển khỏe mạnh, người trồng phải biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật trong khi canh tác nhãn  (tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, khoanh vỏ, ghép cành,...) để có thể đưa ra những trái nhãn có phẩm chất tốt nhất. Thêm nữa, nhãn lồng Hưng Yên còn là loại cây ưa ánh sáng, nên trước khi cây nhãn đâm lộc, chúng ta cần phải cắt tỉa những tán lá rậm rạp để cây hấp thụ ánh sáng tốt nhất, giúp tăng tỉ lệ ra hoa, đậu quả và giảm tỷ lệ sâu bệnh”

Nói về mô hình trồng nhãn lồng Hưng Yên ở Đak lơ, anh Đoàn Duy Minh (trưởng phòng nong nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đak lơ) cho biết: “trên thực tế, nhãn lồng Hưng Yên trồng tại Đak Lơ thì cho năng suất và chất lượng khá cao. Bên cạnh đó, do hợp khí hậu nên nhãn lồng Hưng Yên phát triển tốt, ít gặp sâu bệnh, quả sau khi thu hoạch có thể để 12 ngày mà không bị sâu hỏng. Ngoài tiêu, điều, cà phê, đây là loại cây đang được trồng phổ biến tại Đak lơ và được mang đi xuất khẩu tại các thị trường Lào, Camphuchia,..”

---> Cửa hàng bà Mai là trang trại bán nhãn lồng Hưng Yên ngon trên thị trường, liên hệ hotline 0987255772 để được tư vấn

Ông Phúc, anh  Minh và nhiều người dân ở Đak Lơ hy vọng rằng, mô hình trồng nhãn này sẽ còn được nhân rộng hơn nữa và sẽ mang đến những hướng đi mới, thoát đói nghèo cho bà con nông dân ở đây


Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Nhãn lồng Hưng Yên trong thời kỳ hội nhập

Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, không núi, không biển, về Hưng Yên ta cảm nhận được một màu xanh bạt ngàn của ngô, chuối và nhãn

Tham khảo
Cùng với đà phát triển và hội nhập, Hưng Yên thì đang có những bước chuyển mình đột phá về công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, ở Hưng Yên vẫn có những nét văn hóa truyền thống được lưu giữ và trường tồn cho đến ngày hôm nay.

Nhắc đến Hưng Yên, người ta thường nhắc đến quần thể Phố Hiến xưa ( nơi nổi tiến là thương cảng thứ hai của Kinh Đô), hay một số loại đặc sản lưu luyến lòng người như tương bần, nhãn lồng Hưng Yên, gà Đông Tảo, rượu Lạc Đạo, long nhãn khô,...Trong đó, nhãn lồng Hưng Yên có lẽ là thứ đặc sản nổi tiếng hơn cả




Với diện tích canh tác lớn cùng khí hậu thuận lợi cho cây nhãn phát triển, hàng năm Hưng Yên cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn nhãn tươi, đứng đầu cả nước về phát triển số lượng và chất lượng nhãn quả trong cả nước

Nhãn lồng Hưng Yên là thứ đặc sản nổi tiếng khắp nơi, là loại quả bổ dưỡng và sang trọng mà người ta vẫn thường dùng để dâng lên ông bà, cha mẹ hoặc đi biếu những người bạn bè, bằng hữu thân thuộc. So với nhãn Thái Lan, nhãn Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc nhãn được trồng tại vùng khác, nhãn lồng Hưng Yên thì có chất lượng vượt trội hơn hẳn. Nhãn Hưng Yên cùi dày, ăn vị ngọt sắc, sau khi ăn dư vị đọng lại là mùi thơm nồng, rất khác biệt


Không chỉ là thứ quả tươi, nhãn lồng Hưng Yên còn được người dân địa phương chế biến thành sản phẩm long nhãn khô có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, dùng  để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trong thời buổi hiện nay, khi mà nhãn lồng Hưng Yên tươi được thương lái về thu mua và phân phối ở các tỉnh thành lân cận với Hưng Yên. Nhiều người ở các tỉnh thành khác rất có có thể mua nhãn lồng Hưng Yên ngon và chất lượng. Người ta còn hay đồn thổi nhau, muốn được ăn nhãn lồng Hưng Yên “chính hãng” chỉ có thể về trực tiếp vùng sản xuất nhãn của Hưng Yên



 Không những thế, từ nhãn, người dân Hưng Yên còn nuôi ong để chế biến thành mật ong hoa nhãn, phấn hoa, thứ quà tặng từ thiên nhiên nguyên chất mà say đắm lòng người


Nhãn lồng Hưng Yên trở thành một biểu tượng văn hóa, một thương hiệu nổi tiếng của người dân Hưng Yên. Tuy nhiên, chúng cũng cần được phát triển và mở rộng quy mô cũng để có thể tăng trưởng tốt hơn nữa

---> Bấm vào đây để tìm hiểu nhiều tin tức về sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Kỹ thuật canh tác nhãn lồng Hưng Yên từ A- Z

Nếu bạn đang muốn làm giàu bằng nghề nuôi trồng cây nhãn thì một số kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn lồng Hưng Yên dưới đây sẽ rất phù hợp với bạn

1.      Kỹ thuật nhân giống

Nhân giống bằng hạt: hạt vừa lấy về ngâm trong nước nửa ngày rồi vớt ra ngoài, ngâm vào nước vôi trong khoảng 2-3 giờ, ủ vào cát ẩm hoảng 2-4 ngày, kiếm tra nếu thấy mầm từ trong hạt nhãn nhú ra thì đem gieo xuống đất

Nhân giống bằng cách chiết cành: Lựa chọn cành chiết có đường kính từ 1- 1,5cm, dài khoảng 40-60 cm. Dùng dao tiện vào thân cành một vệt nhỏ sâu khoảng 1cm rồi đắp một lớp bùn rơm bên ngoài, quấn nilong bên ngoài để bảo vệ lớp bùn. Chờ khoảng 0,5 tháng thì  kiểm tra cành, nếu thấy rễ nhú ra ngoài cành thì có thể cắt cành và đem trồng



2.      Khí  hậu

Nhiệt độ phù hợp để cho cây nhãn sinh trưởng là khoảng 21-27 độ C. Mùa hoa nở thì cần nhiệt độ 25- 31 độ C để tỷ lệ đậu quả đạt hiệu quả cao hơn

Kỹ thuật trồng cây

Đối với hầu hết các loại nhãn hiện nay ở Hưng Yên như nhan đường phèn, nhãn Hương Chi, nhãn Miền Thiết, nhãn lồng Hưng Yên...khoảng cách và mật độ trồng cây khoảng 8 x 8 hoặc 7 x 7. Nếu bạn muốn trồng nhãn mau hơn, chúng ta có thể trồng với khoảng cách 4 x 4m hoặc 5 x 5m (khi tán cây phát triển hơn thì có thể tỉa bớt đi)



Kỹ thuật chăm sóc cây

Bón phân: Bón thúc cho cây 3 lần/ vụ thu hoạch (khi nhãn vươn mầm, khi nhãn đậu quả và sau khi thu hoạch quả)

Tưới nước: Nhãn là cây chịu hạn, thích thời tiết ẩm, sợ đọng nước. Tháng đầu tiên sau khi trồng tưới 1-2 lần/ ngày, tưới 2-3 lần/ngày ở tháng thứ 2, sau đó thì chỉ tưới khi cây quá khô hạn

Tỉa cành tạo tán: Để cây bắt đầu phát triển, cần phải cắt tỉa cành sao cho tán cây phát triển đều, cành thấp để dễ chăm sóc. Sau khi đậu quả, cần cắt bỏ những chùm nhãn sai để chùm phát triển một cách tốt nhất

Phòng và trị bệnh cho cây: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng để trị bệnh cho cây


Thu hoạch


Khi vỏ quả nhãn chuyển từ màu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi ráp ráp và sù sì chuyển sang nhãn bóng, bóc thử quả và xem dưới cùi thấy đã khít, hạt nhãn màu đen thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch nhãn vào buổi sáng, khi tiết trời tạnh ráo để vỏ quả không bị nứt

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Hưng Yên chuẩn bị đợt xuất khẩu nhãn lồng mới năm 2016

Các hộ sản xuất nhãn lồng tại hợp tác xã nhãn lồng Hưng Yên đang ráo riết chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh chuẩn bị cho lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ đầu tiên của năm 2016

Đã từ lâu, nhãn lồng Hưng Yên là loại nhãn có chất lượng vượt trội, vỏ nhãn mỏng, cùi dày và mùi thơm tinh khiết. Trong lịch sử kéo dài hàng trăm năm, nhãn lồng Hưng Yên được lựa chọn là sản phẩm tiến vua hàng năm và là niềm tự hào của người dân Hưng Yên. Từ khi lô nhãn lồng đầu tiên được xuất khẩu sang Mỹ, chúng tôi đã thấy được niềm vui và niềm hạnh phúc của người nông dân và hứng khởi của người dân ở vùng quê này



Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên chủ yếu hạn chế ở trong các kênh buôn bán nhỏ lẻ thông qua thương lái đến thu mua trực tiếp tại vườn mà chưa tìm được một kênh phân phối chính thức nào. Thị trường chính cho các chế phẩm từ nhãn lồng là nhãn sấy khô và long nhãn với số lượng ít và không ổn định. Do đó, việc xuất khẩu nhãn lồng Hưng Yên sang Mỹ chính là một bước tiến quan trọng trong việc hội nhập và phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên ra quốc tế

Nắm bắt được cơ hội này, từ đầu năm 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và các ngành chức năng tiến hành mở rộng quy mô và số lượng các hộ dân trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap và tăng cường quảng bá nhãn lồng Hưng Yên ra thị trường trong nước cũng như quốc tế



Đầu tháng 3/2016 Trung tâm kiểm dịch thực phẩm sau nhập khẩu I phối hợp với chi cục bảo vệ thực vật tỉnh đã kiếm ra hồ sơ và thiết lập mã số cho các hộ sản xuất nhãn lồng đạt tiêu chuẩn tại xã Hồng Nam và xã Hàm Tử Hưng Yên

Mùa nhãn năm 2016 đang bắt đầu vào vụ. Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực để hoàn thiện được quy trình sản xuất  sản phẩm để đảm bảo kế hoạch xuất khẩu nhãn đã được đề ra

---> Bấm vào đây nếu bạn muốn lựa chọn nhãn lồng Hưng Yên chính gốc cho gia đình mình


Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Nấu chè nhãn lồng sương sa hạt lựu ngon

Chè nhãn lồng sương sa hạt lựu đặc trưng bởi vị ngọt mát của sương sa hạt lựu kết hợp với cùi nhãn lồng mát lạnh, là món chè ngon nhất định bạn phải thử trong mùa hè này

1.      Nguyên liệu
  • Củ mã thầy (củ năng): 15 củ
  • Bột năng: 7 thìa
  • Bột rau câu: 4 thìa
  • Đường cát trắng: 150g
  • Lá dứa: 5 chiếc, lá nếp ½ bó
  • Nước cốt dừa đóng hộp: 300ml
  • Nhãn lồng Hưng Yên bỏ hạt: 20 múi
  • Siro dâu màu hồng


2.      Chế biến
  • Củ mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ như hạt lựu, để ráo
  • Cho củ mã thầy vào âu nhỏ, cho vào đó một ít siro dâu để củ mã thầy ngấm màu hồng của siro rồi trộn đều cùng 6 thìa bột năng
  • Đổ hỗn hợp bột của năng vào rây, lắc nhẹ để loại bỏ bột thừa bên ngoài
  • Đun sôi 500 ml nước, khi nước sôi thì thả hỗn hợp bột hạt lựu màu hồng bên trên vào luộc, chờ đến khi bột năng chín màu trong nổi lên thì với ra ngoài (chú ý: Sauk hi vớt hạt lựu ra ngoài, chúng ta cần thả chúng vào hõn hợp nước đá lạnh khoảng 5 phút để chúng không bị dính chùm)
---> Bạn cần tham khảo những công thưc nấu ăn ngon, blog này sẽ giúp bạn
  • Lá dứa rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay lấy nước cốt
  • Trộn 50g đường cát, nước cốt lá dứa vào hỗn hợp bột rau câu cùng khoảng 400 ml nước, khuấy đều
  • Để bột nghỉ khoảng 15 phút thì cho lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều để rau câu tan đều, không bị vón cục. Khi hỗn hợp bột rau câu sôi thì tắt bếp, đổ vào khuôn, chờ nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh
  • Lá nếp rửa sạch, bó vào rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 300ml nước. Khi nước sôi thì vớt lá nếp ra, cho vào nồi khoảng 100g đường (tùy khẩu vị), chờ đường tan hết thì tắt bếp
  • Khui nắp nước cốt dừa, cho vào nồi đun sôi cùng 3 muỗng đường. Khi hỗn hợp nước cốt dừa đã sôi, cho vào đó khoảng 1 thìa bột năng, khuấy đều rồi tắt bếp
  • Nhãn lồng Hưng Yên cho vào ngăn mát tủ lạnh
  • Lấy thạch rau câu trong tủ lạnh ra ngoài, dùng dao thái nhỏ thành từng miếng vừa ăn
  • Cho đá bào xuống đáy cốc, thêm vào đó một ít chè sương sa hạt lựu, một ít thạch rau câu, 4 múi long nhãn, nước cốt dừa và một ít nước lá nếp, thêm một ít nước siro dâu là bạn có thể thưởng thức món chè nhãn lồng sương sa hạt lựu rồi đấy
---> Bấm vào đây nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều thông tin về nhãn lồng Hưng Yên



Chúc bạn thành công với món chè nhãn lồng sương sa hạt lựu thơm ngon này!


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Làm sinh tố bơ nhãn lồng trân châu cực đã cho mùa hè

Sinh tố bơ thơm mát được xay cùng với nước ép nhãn lồng và lá húng quế tây sẽ thật dậy vị, khi ăn kèm với từng hạt trân châu giòn giòn dai dai thì thật vui miệng phải không nào

1.      Nguyên liệu

Để làm món sinh tố bơ nhãn lồng chân châu chúng ta cần phải chuẩn bị
  • Bơ sáp: 1 quả
  • Hạt trân châu: ½ chén
  • Nhãn lồng Hưng Yên: 20 quả
  • Lá húng quế tây: 9 lá
  • Chanh: nửa quả
  • Sữa đặc có đường, đá bào


2.      Chế biến
  • Bơ rửa sạch, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ
  • Nhãn lồng Hưng Yên rửa sạch, bóc vỏ, bỏ hạt chỉ giữ lại phần cùi trắng phía trong
  • Cho đá lạnh, bơ cắt khúc và nhãn lồng vào máy xay sinh tố, xay khoảng 2 phút cho hỗn hợp tan ra
  • Cho lá húng quế đã rửa sạch, nước cốt của ½ quả chanh và 2 muỗng sữa đặc vào hỗn hợp bơ bên trong máy xay, tiếp tục xay khoảng 1-2 phút cho hỗn hợp quyện vào nhau thì có thể dùng được
  • Cho 2 muỗng hạt trân châu vào ly, rót hỗn hợp sinh tốt bỏ vào, trang trí bình bằng 1 vài lát chanh tươi
---> Bấm vào đây để tham khảo cách nấu nhiều món ăn ngon, mát cho mùa hè 




Sinh tố bơ béo ngậy kết hợp cùng nước nhãn lồng tạo ra một món ăn cực bổ dưỡng mà lại còn làm đẹp da hiệu quả. Vì thế, hãy bổ sung ngay món sinh tố bơ nhãn lồng trân châu này vào bộ sưu tập các món sinh tố ngon cho gia đình mình bạn nhé!

---> Cửa hàng bà Mai, địa chỉ cung cấp nhãn lồng Hưng Yên thượng hạng dành tặng cho tất cả mọi người

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Chia sẻ cách làm món chè ngũ sắc đón hè

Với thành phần gồm nhiều trái cây thiên nhiên như thanh long, bơ, xoài, nhãn lồng,..chè ngũ sắc ngọt mát sẽ là món ăn ngon cho cả gia đình bạn trong mùa hè này

1.      Nguyên liệu

Để làm món chè ngũ sắc, chúng ta cần phải chuẩn bị
  • Cùi dừa tươi: 300g (chọn miếng cùi dừa non, bánh tẻ) để hương vị được thơm hơn
  • Đường: 150g
  • Lá dứa: 5 chiếc
  • Bột báng: 20g
  • Bột năng: 50g
  • Nước cốt dừa: 50g
  • Thanh long, nhãn lồng Hưng Yên, dưa hấu, xoài, lựu,...(Các nguyên liệu trái cây bạn có thể tùy ý sử dụng theo nhu cầu cũng như khả năng của gia đình)


2.      Chế biến
  • Cùi dừa chia thành 3 phần bằng nhau. Lấy 22/3 phần cùi dừa cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 700ml nước, lọc qua tấm vải sạch lấy phần nước cốt
  • 1/3 cùi dừa còn lại thì cắt thành thành từng khối hình vuông nhỏ như hạt lựu
  • Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 50ml nước cho có màu rồi cho phần cùi dừa hạt lựu vào ngâm để cùi dừa khoảng 15 phút để cùi dừa ngấm màu
  • Đổ bột năng ra một chiếc bát, vớt cùi dừa ra, dùng tay trộn đều để cùi dừa bám bột
  • Đun sôi khoảng 500ml nước rồi cho cùi dừa hình hạt lựu vào luộc chín. Khi phần cùi dừa hạt lựu chín nổi lên phía trên thì vớt hạt lựu ra, thả vào bát nước đá lạnh, ngâm chừng 10 phút là được
  • Cho nước cốt dừa đã lọc vào nồi, thêm đường sau đó đun sôi. Hòa phần bột năng còn thừa khi tẩm hạt lựu với nước, đổ vào nồi nước cốt dừa, chờ đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi trở lại thì cho thêm phần nước cốt dừa đóng hộp vào, khuấy đều
  • Bột báng rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với lửa nhỏ, ngâm tiếp khoảng 10 phút để bột báng trong thì vớt ra khỏi nồi
  • Trái cây (nhãn lồng, dưa hấu,...) rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h. Lấy trái cây ra khỏi tủ, xếp vào bát, múc thêm 1 thìa bột báng, 1 thìa hạt lựu (dừa) rồi rưới nước cốt dừa và 1 ít dừa khô để lên phía trên
  • Món này ăn kèm với đá bào thì rất tuyệt vời


3.      Thành phẩm

Món chè ngũ sắc đậm vị ngọt của hoa quả tươi và vị béo ngậy của nước cốt dừa, chắc chắn sẽ mang đến một món ăn cực ngon cho các bạn trong mùa hè này


----> Tham khảo các bài viết hay về nhãn lồng Hưng Yên ở đây

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Ăn nhãn lồng Hưng Yên chữa bệnh gì?

Không chỉ là một thứ quả ngon cho mùa hè, ăn nhãn lồng Hưng Yên còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh thường gặp như táo bón, đau đầu, mất ngủ,...

Nhà tôi có một vườn nhãn, tôi nghe mọi người nói ăn nhãn rất tốt cho sức khỏe, có thể chữa được một số căn bệnh thường gặp cho mùa hà. Xin nhờ bác sỹ hướng dẫn tôi cách sử dụng quả nhãn. Xin chân thành cảm ơn”

Trả lời!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cửa hàng. Đúng như mọi người nói, quả nhãn lồng Hưng Yên thì rất tốt cho sức khỏe và đượ vận dụng để chữa một số bệnh sau đây:


  • Chữa đau đầu, suy nhược thần kinh: Dùng 100gr cùi nhãn tươi nấu với gạo nếp thành cháo long nhãn khô, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Chữa bệnh rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy cấp: Lấy một ít cùi nhãn nấu với nước gừng (sinh khương) để lấy nước uống
  • Người mới ốm dậy, mắc chứng thiếu máu và da dẻ nhợt nhạt: dùng 15g long nhãn, 15g táo tàu, 20g hạt sen, 15g đậu phộng cùng với lượng gạo nếp vừa đủ để nấu thành cháo, ăn vào buổi chiều các ngày trong tuần sẽ rất tốt
  • Đối với phụ nữ mắc chứng phù thũng sau khi sinh con: Dùng 10g táo tàu, 10g phục linh, 10g mễ nhân, 10g long nhãn, 10g gừng tươi đem nấu l với nước để lấy nước dùng, dùng 2 lần/ngày vào các buổi sáng tối sẽ rất tốt
  • Chữa chứng tâm trạng muộn phiền, mất ngủ, đau lưng mỏi gối: nấu 50g gạo tẻ, 15g long nhãn, 15g hạt dẻ thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: hồng táo 15g, long nhãn 30g sắc lấy nước uống, cho trẻ uống thành các bữa nhỏ trong ngày
---> Click vào đây nếu bạn đang tìm địa chỉ bán nhãn lồng Hưng Yên ngon, chất lượng cao




Thực tế, long nhãn sấy khô (sản phẩm tạo thành khi phơi hoặc chế biến sấy khô nhãn lồng Hưng Yên) cũng có tác dụng rất tốt. Chỉ cần rửa sạch với nước ấm, cho vào hãm với nước sôi để nguồi, uống nước và ăn phần cái cũng có tác dụng giảm đau nhức, mệt mỏi, an thần,...

Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp bạn tìm ra cáchsử dụng long nhãn Hưng Yên đúng đắn nhất cho mình

Mọi câu hỏi, thắc mắc vui lòng gửi về địa chỉ noithat889@gmail.com. Chúc bạn một sức khỏe tốt!

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Tại sao bạn nên lựa chọn nhãn lồng Hưng Yên cho mùa hè

Không chỉ thơm ngon, tinh khiết, nhãn lồng Hưng Yên còn là thứ quả có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe trong ngày hè oi nóng

Mùa oi nóng, có thật nhiều loại hoa quả thơm ngon để bạn lựa chọn như: măng cụt, chôm chôm, vải, nhãn lồng Hưng Yên, dưa bở, dưa lê, dưa hấu,... Trong đó, nhãn lồng Hưng Yên thì là sản phẩm được ưa chuộng hơn cả bởi đặc tính thơm ngon và ít sử dụng hóa chất bảo quản của nó

Dưới đây là 3 lý do mà bạn cần phải tham khảo khi lựa chọn nhãn lồng Hưng Yên thương hiệu bà Mai cho gia đình mình vào mùa hè


Nhấn vào đây để tham khảo nhiều thông tin về sản phẩm nhãn lồng ở Hưng yên


1.      Lượng dinh dưỡng trong quả nhãn lồng lớn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của trái nhãn lồng chứa các dưỡng chất như gluco, protein, vitamin A, B, C cùng các khoáng chất như sắt, canxi, magie,...Nhãn lồng là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe, một người bình thường thì nên dùng 300-400g nhãn lồng Hưng Yên mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình

2.      Nhãn lồng Hưng Yên là vị thuốc từ thiên nhiên chữa nhiều bệnh

Ăn nhãn lồng để chữa bệnh thiếu máu: Nhãn lồng bỏ hạt và vỏ, sấy khô rồi sắc cùng với bách táo nhân, đẳng sâm, vieenc chỉ,...sẽ giúp bộ thận, tráng dương, tái tạo máu và cải thiện thiếu máu và bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể

Chữa mất ngủ: Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy mình mệt mỏi, ủ rũ cho khó ngủ, mỗi ngày hãy pha cho mình một ly trà long nhãn, mật ong nguyên chất, chứng mất ngủ của bạn sẽ được xóa bỏ



3.      Nhãn lồng Hưng Yên có tác dụng làm đẹp

Chống nhăn, chống lão hóa: Cách làm đẹp từ long nhãn thì được các chị em phụ nữ trong truyền thong sử dụng. Cùi nhãn xay nhuyễn, hòa với sữa tươi sẽ có tác dụng làm sáng da, giúp da trắng mịn và hồng hào hơn

Chăm sóc tóc: Trong thành phần của hạt nhãn thì chữa nhiều chất saponin (dưỡng chất giúp phục hồi mái tóc bị hư tổn). Phơi khô hạt nhãn, nghiền thành bột mịn hoặc nấu nước gội đầu bằng tin dầu xả và hạt nhãn rồi gội đầu, sau một thời gian bạn sẽ sở hữu mái tóc đen, bóng mượt chưa từng có

Trên đây là một vài lý do mà chúng tôi đưa ra để bạn lưu tâm khi lựa chọn loại hoa quả sạch, an toàn cho sức khỏe trong mùa hè

Nếu bạn không biết ở đâu bán nhãn lồng ngon đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ hotline 0987255772, nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng



Nhãn đường phèn ngon nhất Hưng Yên đang mai một dần

Nhãn đường phèn loại nhãn ngon nhất của Hưng Yên thì đang bị mai một dần vì sự khó tính khi chăm sóc trong quá trình ra hoa và đậu quả của nó

Nhãn đường phèn, giống nhãn quý của Hưng Yên

Nhãn đường phèn là loại nhãn có quả nhỏ, hạt nhỏ, cùi dày, ăn ngọt và thơm như đường phèn. So với các giống nhãn khác, nhãn đường phèn thì được trồng phổ biến ở Hưng Yên và chỉ ở Hưng Yên thì nhãn đường phèn mới bộc lộ được bản chất của mình. Nhãn đường phèn quả nhỏ, cây cao, chùm thưa, ít quả nên không bắt mắt và hoàn toàn lép vế so với các loại nhãn khác

Thế nhưng, cầm quả nhãn đường phèn nhỏ trên tay, bóc vỏ rồi cho vào miệng cái cùi nhãn màu ánh vàng ấy, ta mới có thể cảm nhận được hương vị giòn, thanh mát đang thoang thoảng trong miệng, chỉ muốn giữ nguyên trên lưỡi để hương vị ấy được lưu giữ thật lâu trong miệng

Chẳng vậy mà nhãn đường phèn lại kiêu hãnh xếp ngôi đầu trong bảng xếp hạng chất lượng các giống nhãn lồng ngon ở Hưng Yên, góp phần công sức không nhỏ tạo nên thương hiệu “nhãn lồng tiến vua” thời bấy giờ

Nhãn Hưng Yên là sản vật được lựa chọn bởi những người kén ăn, những người muốn thưởng thức lại cái hương vị thơm ngon ấy, cứ mỗi năm đến mùa lại nhớ đến rồi về Hưng Yên tìm mua. Chẳng vậy mà dù không có mẫu mã đẹp nhưng nhãn đường phèn Hưng Yên lại có giá cao gấp ba, bốn lần các giống nhãn khác nhưng vẫn được các thương lái săn lùng



Ngay giữa chùa Hiến cổ kính và xa hoa, cây nhãn tổ (giống nhãn đường phèn chính hiệu) thì vẫn hiên ngang vươn lên


Bảo tồn và nhân giống nhãn đường phèn

Nhãn đường phèn thơm là thế, ngon là thế nhưng về ngay đất nhãn cũng thật không dễ để tìm. Vì đâu đến lỗi ấy? Hóa ra những cây nhãn đường phèn vì có quả nhỏ, cây cao, chi phi đầu tư nhiều mà năng suất kém nên dần bị người dân chặt bỏ dần và thay thế bằng các giống nhãn triết, nhãn ghép có năng suất hơn


Nhãn đường phèn loại nhãn ngon của Hưng Yên thì ngày càng hiếm, những cây còn sót lại thì thường ở trong các vườn nhãn cổ thụ của những người bô lão, những người tâm huyết và luyến tiếc giống nhãn ngon vang bóng một thời. Tuy nhiên, những loại nhãn này thì chủ yếu được sử dụng để làm quà cho người thân và gia đình chứ không đem bán nên nhãn hương chi ngày càng kém




Một số người trồng nhãn chuyên nghiệp bắt đầu có ý định tìm và nhân giống loại nhãn này. Tuy nhiên, ngay cả những chủ vườn có kỹ thuật cao nhất thì cũng phải “bó tay” khi can thiệp kỹ thuật để cho loại nhãn này đậu quả. Hầu hết các kỹ thuật áp dụng cho các loại nhãn khác thì lại không thể áp dụng cho nhãn đường phèn


Sự khó tính khi chăm sóc cây nhãn đường phèn khiến cho chúng tôi liên tưởng đến thứ đặc sản tiến vua khác là gà Đông Tảo. Trong khi gà Đông Tảo hồi sinh mạnh mẽ thì nhãn đường phèn “tiến vua” đang ngày càng mai một dần. Thiết nghĩ, cán bộ địa phương ở Hưng Yên cần phải tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này!

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Thật giả nhãn lồng tại Hưng Yên| Bán nhãn lồng thượng hạng

Gần 1 tháng qua, nhãn được bán rất nhiều trên thị trường với hàng loạt lời mời gọi là nhãn lồng Hưng Yên, tuy nhiên ở thời điểm này, nhãn lồng ở các nhà vườn tại Hưng Yên thì chưa đến thời điểm thu hoạch


Tại  trang trại rộng gần 3ha của nhà bà Mai, thôn Hồng Châu, Hồng Nam, tỉnh Hưng Yên, đến nay các vườn nhãn của gia đình anh thì đang giao nước 1, khoảng 20 ngày nữa mới có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Từ đây chúng ta có thể khẳng định lời mời gọi mua bán nhãn lồngHưng Yên chính gốc ở khắp các tỉnh như Hải Phòng, Hà Nội,...thì đều không phải là nhãn lồng Hưng Yên chính gốc



Theo lời bà Mai: “trước rằm tháng 7, cả tỉnh chúng tôi mới thu hoạch được khoảng 2 tấn nhãn sớm. Năm nay là năm nhuận, nhãn năm nay chín muộn hơn so với mọi năm gần 1 tháng. Các trà nhãn chín sớm cũng phải 1 tuần nữa mới có, giá không thể dưới 45.000/kg”

Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến chợ “Dầu” tại phố Hiến Hưng Yên (chợ đầu mối chuyên bán buôn nhãn đến các tỉnh khác trong khu vực), chúng tôi được biết:”chợ nhãn mới bắt đầu được có vài hôm thôi, nhãn năm nay ít lại chín muộn lên chúng tôi chủ yếu bán nhãn của các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương mang đến. Nếu muốn mua nhãn lồng xịn, chúng tôi phải vào tận các vườn nhãn, chọn lọc những cây nhãn chín sớm để mua. Nhà tôi có 3 người đi thu mua mà mỗi ngày được có 20kg thôi”.

---> Bạn có thể tham khảo nhiều tin tức về nhãn lồng Hưng Yên ở đây



Cũng theo lời người bán hàng ở đây, ngoài nhãn ở các tỉnh khác, họ còn bán loại nhãn Thái Lan được nhập khẩu trực tiếp từ biên giới :”đây là loại nhãn có quả to, được vận chuyển bằng oto sang Việt Nam, mã đẹp và tươi lâu do được tẩm hóa chất bảo quản. Chúng tôi chỉ nhập loại này về bán cho khách thâp phương ở các nơi, chứ người dân Hưng Yên họ không ăn loại nhãn này”.

Qua những dẫn chứng điều tra sơ bộ của chúng tôi về vấn đề này, có thể thấy rằng nhãn lồng được bày bán trên nhiều tuyến phố tại các thành phố lớn thì đều không phải là đặc sản nhãn lồng Hưng Yên thật. Người tiêu dùng nên cảnh giác với những chiêu thức lừa đảo của người bán hàng để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của gia đình mình


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Hưng Yên- Xứ sở của những giống nhãn ngon

Không chỉ nổi tiếng với nhãn lồng tiến vua, Hưng Yên còn là xứ sở của những giống nhãn ngon của nước ta

Trước kia, về Hưng Yên chúng ta chỉ gặp những cây nhãn cổ thụ, được trồng trong sân, trên đường làng như một loại cây lâu năm. Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm trở lại đây, khi thị trường bắt đầu tiếp nhận nhãn lồng như một thứ đặc sản nổi tiếng thì nhãn lồng được nghiên cứu và nhân giống rộng hơn ở Hưng Yên, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân ở đây




Đến Hưng Yên những mùa thu hoạch nhãn lồng, đâu đâu người ta cũng thấy những chùm nhãn sai trĩu, nhuộm vàng cả một góc trời. Thương lái các nơi cũng đổ về đây để tìm mua nhãn, tiếng nói, tiếng mời chào vang vọng, làm không khí nơi đây thêm rộn ràng và hồ hởi hơn.

Ở Hưng Yên bây giờ thì được trồng rất nhiều giống nhãn ngon như: nhãn Hương Chi, nhãn Miền Thiết, nhãn đường phèn, nhãn tám lá, nhãn nước,...Đi bộ trên con đường làng, chỉ cần với tay hoặc rướn cao người là chúng ta có thể hái và thưởng thức nhãn ở nơi đây. Bỏ đi lớp vỏ ngoài, nhãn Hưng Yên sẽ lôn ra lớp cùi dày giống như màu hổ phách, cắn thử một miếng sẽ thấy vị ngọt thơm, rất đậm đà và chân thật. Sự tinh hoa của đất trời đã tạo cho nhãn Hưng Yên những hương vị thơm ngon mà không một vùng đất nào có được



Nhìn những con đường làng tấp nập người bán, kẻ mua, các lò sấy long nhãn khô cũng râm ran tiếng cười nói, chúng ta có thể thấy năm nay sẽ là một năm bội thu cho người trồng nhãn. Trao đổi với bà Mai, chủ một trang trại nhãn lồng Hưng Yên, chúng tôi được biết: “Năm nay nhãn được mùa, năng suất đạt trung bình 5 tấn/ha, giá nhãn cũng cao hơn so với mọi năm nên kinh tế gia đình tôi cũng được cải thiện hơn. Suốt từ hôm đầu tháng tới giờ, ngày nào tôi cũng phải thuê 10 người hái và nhặt nhãn để xuất đi các tỉnh. Mệt nhưng mà vui lắm các cháu ạ”

Có thể nói, nhãn lồng chính là hình ảnh, là biểu tượng của những người dân Hưng Yên chân chất, tần tảo. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của những người dân Hưng Yên năm nay, chúng tôi thấy ấm áp. Hy vọng, nhiều năm sau nữa, thương hiệu nhãn lồng sẽ được quảng bá đến nhiều người hơn và đời sống của người dân nơi đây cũng sẽ được khấm khá hơn


Nguồn: http://nhanlonghungyenngon.blogspot.com/http://nhanlonghungyenngon.blogspot.com/

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Sự tích cây nhãn lồng Hưng Yên

Vào mùa nhãn, đi đến đâu chúng ta cũng bắt gặp những chùm nhãn lồng sai trĩu quả đang vươn mình đón nắng mai và chờ ngày thu hoạch




Khoảng 300 năm về trước, ở chùa Hiến Hưng Yên có tồn tại 1 cây nhãn tổ chuyên được dùng để tiến vua. Từ khi ra hoa, đậu quả, nhãn được các hộ gia đình trong làng thay nhau chăm sóc. Đến thời điểm chuẩn bị thu hoạch, để bảo vệ quả không bị chim choc và dơi trong vùng phá hỏng, nhãn sẽ được bọc vào những chiếc lồng kín để bảo vệ. Đây chính là nguồn gốc của nhãn lồng Hưng Yên được các bô lão trong làng kể lại



Trước kia, nhãn Hưng Yên được trồng khắp nơi, sân, vườn, mương máng, cứ ở đâu có đất thì nhãn đều có thể mọc lên ở đó. Giống nhãn thì gồm nhiều loại như nhãn cây, nhãn đường phèn, nhãn triết, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là giống nhãn lồng Hương Chi (giống nhãn cây thấp, quả to, đều, mang lại sản lượng và năng suất cao cho người trồng). Hiện nay, người dân đã biết quy hoạch nhãn trồng thành từng khu riêng biệt để tiện trồng và chăm sóc nhãn

Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Câu ca dao đi sâu vào tâm trí của từng người dân Hưng Yên. Chỉ có cách nhau một con sông nhưng nhãn ở 2 vùng này lại có hương vị hoàn toàn khác nhau, khiến cho cô thôn nữ vùng bên phải lồng sang để thưởng thức.


Nhãn lồng Hưng Yên có cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ nhưng lại rất thơm (cái vị thơm ngai ngái sau khi ăn thì vẫn còn nguyên vẹn), khác hoàn toàn so với nhãn được trồng ở Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương hoặc một số tỉnh lân cận

Để cảm nhận được hết bầu không khí của xứ xở nhãn lồng, chúng ta phải chờ đến khoảng đầu tháng 3 âm lichj, khi hoa nhãn bắt đầu nở. Hoa nhãn nở tỏa trắng cả một góc trời, tỏa hương thơm thanh thoát và khoai khoái, dễ chịu. Từ khi hoa nhãn nở đến khi thu hoạch nhãn lồng khoảng 3 tháng. Từng cành nhãn lồng căng mọng cứ chen chúc nhau trong một chùm nhãn sai trĩu, mang hương vị đậm đà, thấm đẫm tình người

Nhãn lồng Hưng Yên đang dần khẳng định được vị thế của mình  đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Những lô nhãn lồng đầu tiên được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn Vietgap cũng được đi soi hóa chất và xuất khẩu sang Mỹ, báo hiệu một sự phát triển vượt bậc cho thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên trong tương lai

Bạn đang tìm địa chỉ bán nhãn lồng Hưng Yên uy tín tại Hưng Yên, tham khảo tại đây


Cách phòng bệnh cho cây nhãn lồng Hưng Yên

Việc phòng và trị bệnh cho cây nhãn lồng Hưng Yên là việc mà người nông dân không được xem nhẹ. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp ở cây nhãn

1.      Sâu đục thân, lá
Đây là bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây nhãn. Những con sâu đục thân non đục vào gốc, thân và phiến lá, làm hại sự phát triển của toàn bộ hệ cây, khả năng nuôi hoa và đậu quả của cây cũng vì thế mà giảm đi đáng kể
Phòng ngừa: Cách tốt nhất để phòng ngừa sâu đục thân hại nhãn là tỉa bớt tán lá, tỉa lộc và hoa kết hợp với phun thuốc sâu phòng ngừa lúc lộc nhãn còn non


2.      Sâu đục trái
Những quả nhãn khi còn non thường bị sâu đục, phá vỡ sự phát triển thông thường, gây ra tình trạng quả bị khô và rụng ngay từ khi còn nhỏ. Với những quả nhãn đã lớn, khi bị sâu đục thường gây ra tình trạng vẹo quả, độ ngọt và múi phát triển không bình thường, làm giảm đi chất lượng của quả nhãn
Phòng ngừa: Đối với những quả nhãn bị sâu đục, cách tốt nhất là chúng ta nên quan sát và loại bỏ những quả bị bệnh để tránh bị lây nhiễm sang những quả khác
3.      Bọ xít
Đây là loại bọ gây hại nghiêm trọng cho cây, đặc biệt trong giai đoạn ra lộc, trổ hoa và đậu quả non, khiến cho hoa rụng, quả bị biến dạng so với bình thường


Phòng ngừa: Để các đợt lộc được ra đúng thời điểm, người trồng nhãn nên tiến hành cắt tỉa cành, phun thuốc sâu để loại bỏ bọ xít khi chúng còn non (chú ý: nên phun thuốc trước khi nhãn bung hoa để không làm hỏng tỷ lệ đậu hoa)
4.      Rệp sáp
Rệp sáp là loại bọ có khả năng sinh sản rất nhanh, thường ký sinh ở thân, cành, lá và quả nhãn, gây hại đến màu sắc cũng như sự phát triển của nhãn
Phòng ngừa: Phun nước vôi loãng vào nhãn để loại bỏ rệp khi chúng mới phát triển. Nếu lượng rệp quá nhiều, chúng ta cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ quả
Trên đây là những bệnh thường gặp đối với cây nhãn khiến chất lượng cũng như năng suất của nhãn giảm đi rõ rệt. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuât chăm sóc nhãn, vui lòng liên hệ với trang trại nhãn của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn rõ hơn cho bạn



Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên

Với nhiều đặc điểm nổi bật như quả to tròn, giòn cùi, hạt nhỏ, vị ngọt thơm hấp dẫn thì nhãn lồng Hưng Yên xứng đáng là thương hiệu nhãn được nhiều người ưa chuộng

Đã từ lâu Hưng Yên nổi tiếng với các nhãn lồng. Nhãn được trồng tại Hưng Yên thì có quả to tròn, hạt nhỏ và vị ngọt thơm đặc trưng rất riêng. Vì thế mà từ thời xa xưa, nhãn lồng Hưng Yên đã được lựa chọn là loại nhãn ngon nhất dùng để tiến vua.


Hưng Yên bây giờ là thủ phủ của các loại nhãn, các giống nhãn ngon, nổi tiếng của Việt Nam thì đều có mặt tại nơi đây. Các loại nhãn nổi tiếng như nhãn lồng Hương Chi, nhãn đường phèn, nhãn tiến vua, nhãn Miền Thiết,... thì đều có mặt tại nơi đây. Cả tỉnh Hưng Yên có đến gần 3000ha nhãn, tập trung ở các vùng như Tiên Lữ , Khoái Châu, Hưng Yên, cung cấp ra thị trường khoảng 40.000 tấn quả tươi mỗi năm. Ngoài nông nghiệp canh tác chính như trồng màu, trồng lúa nước thì canh tác nhãn cũng là nghề mang lại thu nhập cho nhiều người

Nhãn lồng Hưng Yên thương hiệu bà Mai

Sở hữu vườn nhãn canh tác rộng 2,5ha cùng hệ thống lò sấy nhãn hiện đại, hàng năm, trang trại bà Mai cung cấp ra thị trường hàng 10 tấn nhãn tươi và 3 tấn nhãn khô mỗi năm và được đông đảo khách hàng tin dùng


Cam kết
  • Nhãn lồng Hưng Yên quả tròn đều, cùi giòn, vị ngọt thơm
  • Không sử dụng hóa chất bảo quản, sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGap
  • Hoàn trả 100% tiền nếu sản phẩm không đúng như quảng bá

Quý khách hàng có nhu cầu mua nhãn lồng Hưng Yên của trang trại bà Mai vui lòng liên hệ:Nhà bà Xuyến, quốc lộ 39A, Ba Hàng, Thủ Sỹ, Tiên Lữ, Hưng Yên
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách