Việc phòng và trị bệnh cho cây nhãn lồng Hưng Yên là việc mà người nông dân không được xem nhẹ. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp ở cây nhãn
1. Sâu đục thân, lá
Đây là bệnh gây hậu
quả nghiêm trọng đối với cây nhãn. Những con sâu đục thân non đục vào gốc, thân
và phiến lá, làm hại sự phát triển của toàn bộ hệ cây, khả năng nuôi hoa và đậu
quả của cây cũng vì thế mà giảm đi đáng kể
Phòng ngừa: Cách
tốt nhất để phòng ngừa sâu đục thân hại nhãn là tỉa bớt tán lá, tỉa lộc và hoa
kết hợp với phun thuốc sâu phòng ngừa lúc lộc nhãn còn non
2. Sâu đục trái
Những quả nhãn
khi còn non thường bị sâu đục, phá vỡ sự phát triển thông thường, gây ra tình
trạng quả bị khô và rụng ngay từ khi còn nhỏ. Với những quả nhãn đã lớn, khi bị
sâu đục thường gây ra tình trạng vẹo quả, độ ngọt và múi phát triển không bình
thường, làm giảm đi chất lượng của quả nhãn
Phòng ngừa: Đối với
những quả nhãn bị sâu đục, cách tốt nhất là chúng ta nên quan sát và loại bỏ những
quả bị bệnh để tránh bị lây nhiễm sang những quả khác
3. Bọ xít
Đây là loại bọ
gây hại nghiêm trọng cho cây, đặc biệt trong giai đoạn ra lộc, trổ hoa và đậu
quả non, khiến cho hoa rụng, quả bị biến dạng so với bình thường
Phòng ngừa: Để
các đợt lộc được ra đúng thời điểm, người trồng nhãn nên tiến hành cắt tỉa
cành, phun thuốc sâu để loại bỏ bọ xít khi chúng còn non (chú ý: nên phun thuốc
trước khi nhãn bung hoa để không làm hỏng tỷ lệ đậu hoa)
4. Rệp sáp
Rệp sáp là loại bọ
có khả năng sinh sản rất nhanh, thường ký sinh ở thân, cành, lá và quả nhãn,
gây hại đến màu sắc cũng như sự phát triển của nhãn
Phòng ngừa: Phun
nước vôi loãng vào nhãn để loại bỏ rệp khi chúng mới phát triển. Nếu lượng rệp
quá nhiều, chúng ta cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ quả
Trên đây là những
bệnh thường gặp đối với cây nhãn khiến chất lượng cũng như năng suất của nhãn
giảm đi rõ rệt. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuât chăm sóc nhãn,
vui lòng liên hệ với trang trại nhãn của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn rõ hơn
cho bạn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét