Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Sự tích cây nhãn lồng Hưng Yên

Vào mùa nhãn, đi đến đâu chúng ta cũng bắt gặp những chùm nhãn lồng sai trĩu quả đang vươn mình đón nắng mai và chờ ngày thu hoạch




Khoảng 300 năm về trước, ở chùa Hiến Hưng Yên có tồn tại 1 cây nhãn tổ chuyên được dùng để tiến vua. Từ khi ra hoa, đậu quả, nhãn được các hộ gia đình trong làng thay nhau chăm sóc. Đến thời điểm chuẩn bị thu hoạch, để bảo vệ quả không bị chim choc và dơi trong vùng phá hỏng, nhãn sẽ được bọc vào những chiếc lồng kín để bảo vệ. Đây chính là nguồn gốc của nhãn lồng Hưng Yên được các bô lão trong làng kể lại



Trước kia, nhãn Hưng Yên được trồng khắp nơi, sân, vườn, mương máng, cứ ở đâu có đất thì nhãn đều có thể mọc lên ở đó. Giống nhãn thì gồm nhiều loại như nhãn cây, nhãn đường phèn, nhãn triết, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là giống nhãn lồng Hương Chi (giống nhãn cây thấp, quả to, đều, mang lại sản lượng và năng suất cao cho người trồng). Hiện nay, người dân đã biết quy hoạch nhãn trồng thành từng khu riêng biệt để tiện trồng và chăm sóc nhãn

Hỡi cô cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Câu ca dao đi sâu vào tâm trí của từng người dân Hưng Yên. Chỉ có cách nhau một con sông nhưng nhãn ở 2 vùng này lại có hương vị hoàn toàn khác nhau, khiến cho cô thôn nữ vùng bên phải lồng sang để thưởng thức.


Nhãn lồng Hưng Yên có cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ nhưng lại rất thơm (cái vị thơm ngai ngái sau khi ăn thì vẫn còn nguyên vẹn), khác hoàn toàn so với nhãn được trồng ở Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương hoặc một số tỉnh lân cận

Để cảm nhận được hết bầu không khí của xứ xở nhãn lồng, chúng ta phải chờ đến khoảng đầu tháng 3 âm lichj, khi hoa nhãn bắt đầu nở. Hoa nhãn nở tỏa trắng cả một góc trời, tỏa hương thơm thanh thoát và khoai khoái, dễ chịu. Từ khi hoa nhãn nở đến khi thu hoạch nhãn lồng khoảng 3 tháng. Từng cành nhãn lồng căng mọng cứ chen chúc nhau trong một chùm nhãn sai trĩu, mang hương vị đậm đà, thấm đẫm tình người

Nhãn lồng Hưng Yên đang dần khẳng định được vị thế của mình  đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Những lô nhãn lồng đầu tiên được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn Vietgap cũng được đi soi hóa chất và xuất khẩu sang Mỹ, báo hiệu một sự phát triển vượt bậc cho thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên trong tương lai

Bạn đang tìm địa chỉ bán nhãn lồng Hưng Yên uy tín tại Hưng Yên, tham khảo tại đây


Cách phòng bệnh cho cây nhãn lồng Hưng Yên

Việc phòng và trị bệnh cho cây nhãn lồng Hưng Yên là việc mà người nông dân không được xem nhẹ. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp ở cây nhãn

1.      Sâu đục thân, lá
Đây là bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây nhãn. Những con sâu đục thân non đục vào gốc, thân và phiến lá, làm hại sự phát triển của toàn bộ hệ cây, khả năng nuôi hoa và đậu quả của cây cũng vì thế mà giảm đi đáng kể
Phòng ngừa: Cách tốt nhất để phòng ngừa sâu đục thân hại nhãn là tỉa bớt tán lá, tỉa lộc và hoa kết hợp với phun thuốc sâu phòng ngừa lúc lộc nhãn còn non


2.      Sâu đục trái
Những quả nhãn khi còn non thường bị sâu đục, phá vỡ sự phát triển thông thường, gây ra tình trạng quả bị khô và rụng ngay từ khi còn nhỏ. Với những quả nhãn đã lớn, khi bị sâu đục thường gây ra tình trạng vẹo quả, độ ngọt và múi phát triển không bình thường, làm giảm đi chất lượng của quả nhãn
Phòng ngừa: Đối với những quả nhãn bị sâu đục, cách tốt nhất là chúng ta nên quan sát và loại bỏ những quả bị bệnh để tránh bị lây nhiễm sang những quả khác
3.      Bọ xít
Đây là loại bọ gây hại nghiêm trọng cho cây, đặc biệt trong giai đoạn ra lộc, trổ hoa và đậu quả non, khiến cho hoa rụng, quả bị biến dạng so với bình thường


Phòng ngừa: Để các đợt lộc được ra đúng thời điểm, người trồng nhãn nên tiến hành cắt tỉa cành, phun thuốc sâu để loại bỏ bọ xít khi chúng còn non (chú ý: nên phun thuốc trước khi nhãn bung hoa để không làm hỏng tỷ lệ đậu hoa)
4.      Rệp sáp
Rệp sáp là loại bọ có khả năng sinh sản rất nhanh, thường ký sinh ở thân, cành, lá và quả nhãn, gây hại đến màu sắc cũng như sự phát triển của nhãn
Phòng ngừa: Phun nước vôi loãng vào nhãn để loại bỏ rệp khi chúng mới phát triển. Nếu lượng rệp quá nhiều, chúng ta cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ quả
Trên đây là những bệnh thường gặp đối với cây nhãn khiến chất lượng cũng như năng suất của nhãn giảm đi rõ rệt. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuât chăm sóc nhãn, vui lòng liên hệ với trang trại nhãn của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn rõ hơn cho bạn



Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên

Với nhiều đặc điểm nổi bật như quả to tròn, giòn cùi, hạt nhỏ, vị ngọt thơm hấp dẫn thì nhãn lồng Hưng Yên xứng đáng là thương hiệu nhãn được nhiều người ưa chuộng

Đã từ lâu Hưng Yên nổi tiếng với các nhãn lồng. Nhãn được trồng tại Hưng Yên thì có quả to tròn, hạt nhỏ và vị ngọt thơm đặc trưng rất riêng. Vì thế mà từ thời xa xưa, nhãn lồng Hưng Yên đã được lựa chọn là loại nhãn ngon nhất dùng để tiến vua.


Hưng Yên bây giờ là thủ phủ của các loại nhãn, các giống nhãn ngon, nổi tiếng của Việt Nam thì đều có mặt tại nơi đây. Các loại nhãn nổi tiếng như nhãn lồng Hương Chi, nhãn đường phèn, nhãn tiến vua, nhãn Miền Thiết,... thì đều có mặt tại nơi đây. Cả tỉnh Hưng Yên có đến gần 3000ha nhãn, tập trung ở các vùng như Tiên Lữ , Khoái Châu, Hưng Yên, cung cấp ra thị trường khoảng 40.000 tấn quả tươi mỗi năm. Ngoài nông nghiệp canh tác chính như trồng màu, trồng lúa nước thì canh tác nhãn cũng là nghề mang lại thu nhập cho nhiều người

Nhãn lồng Hưng Yên thương hiệu bà Mai

Sở hữu vườn nhãn canh tác rộng 2,5ha cùng hệ thống lò sấy nhãn hiện đại, hàng năm, trang trại bà Mai cung cấp ra thị trường hàng 10 tấn nhãn tươi và 3 tấn nhãn khô mỗi năm và được đông đảo khách hàng tin dùng


Cam kết
  • Nhãn lồng Hưng Yên quả tròn đều, cùi giòn, vị ngọt thơm
  • Không sử dụng hóa chất bảo quản, sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGap
  • Hoàn trả 100% tiền nếu sản phẩm không đúng như quảng bá

Quý khách hàng có nhu cầu mua nhãn lồng Hưng Yên của trang trại bà Mai vui lòng liên hệ:Nhà bà Xuyến, quốc lộ 39A, Ba Hàng, Thủ Sỹ, Tiên Lữ, Hưng Yên
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách